Bảo mật VPS Linux là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo an toàn cho dữ liệu và hệ thống của bạn. Với sự gia tăng của các mối đe dọa từ hacker, việc tối ưu bảo mật cho VPS không chỉ giúp bảo vệ thông tin mà còn giữ cho hệ thống hoạt động ổn định. Đừng lo lắng, chỉ với 5 cách bảo mật VPS Linux đơn giản mà InterData giới thiệu dưới đây, bạn có thể nâng cao mức độ bảo mật cho VPS Linux của mình. Đọc ngay bài viết dưới đây nhé!
1. Password
Mật khẩu là một vấn đề phổ biến mà hầu như ai cũng từng gặp phải trong việc bảo mật VPS Linux. Nhiều người lầm tưởng rằng sử dụng VPS hay Server tương tự như một máy tính cá nhân và vì vậy không cần lo lắng về việc bị tấn công. Đây là một sai lầm nghiêm trọng và rất nguy hiểm.
Với máy tính cá nhân, bạn có thể đặt mật khẩu theo sở thích cá nhân, nhưng trên Internet, hacker không thể trực tiếp tiếp cận máy tính của bạn, thay vào đó họ sẽ sử dụng phương pháp gián tiếp như dò mật khẩu.
Ở thời điểm hiện tại, nếu bạn còn dùng các dạng mật khẩu đơn giản như: 123456, 123456789, ngày tháng năm sinh, hoặc các ký tự rất dễ dàng đoán được, bạn cần thay đổi ngay lập tức để đảm bảo an toàn cho hệ thống của mình.
Để tạo một mật khẩu an toàn cho VPS Linux, bạn có thể thực hiện theo các giải pháp sau:
Sử dụng mật khẩu phức tạp:
- Mật khẩu nên bao gồm chữ hoa, chữ thường, số và ký tự đặc biệt. Độ dài tối thiểu nên từ 12 ký tự trở lên là tốt.
- Ví dụ: Thay vì sử dụng một mật khẩu rất đơn giản như “123456”, bạn có thể sử dụng “P@ssw0rd!2024“.
Thay đổi mật khẩu định kỳ:
- Lên lịch các khung thời gian để thay đổi mật khẩu thường xuyên (ví dụ: mỗi 3-6 tháng) để giảm thiểu tối đa những rủi ro bị xâm nhập.
Sử dụng SSH Key thay vì mật khẩu:
- Kết nối vào VPS qua SSH key thay vì sử dụng mật khẩu. SSH key cung cấp một lớp bảo mật cao và giảm thiểu các nguy cơ bị tấn công bằng cách dò tìm mật khẩu.
- Hướng dẫn: Tạo cặp khóa SSH trên máy tính của bạn và thêm khóa công khai vào tệp ~/.ssh/authorized_keys trên VPS.
Sử dụng các công cụ tạo mật khẩu uy tín:
- Sử dụng các công cụ tạo mật khẩu trực tuyến để tạo ra mật khẩu phức tạp và khó đoán.
- Ví dụ: Sử dụng trang web như passwordsgenerator.net để tạo mật khẩu ngẫu nhiên.
Ghi nhớ và lưu trữ mật khẩu nơi an toàn:
- Ghi nhớ mật khẩu hoặc lưu trữ nó trong một ứng dụng quản lý mật khẩu an toàn để tránh việc quên mật khẩu.
2. Các User mặc định
Với các user mặt định như: nobody, administrator, postmaster, manager, test, user, operator, webmaster, root, admin, support, info, postmaster, manager, test, user, oracle,… thì khả năng dò password sẽ đi được một nửa trong việc dò password.
Ví dụ về các hệ thống dò pass của hacker:
Để nâng cao mức độ bảo mật cho VPS Linux, một biện pháp hiệu quả là thay đổi tên của các tài khoản mặc định như root, admin hoặc user thành những tên có độ phức tạp cao hơn.
Thay đổi tên người dùng mặc định thành những tên khó đoán sẽ không chỉ cải thiện bảo mật mà còn khiến hệ thống của bạn trở nên khó bị xâm nhập hơn. Hãy chắc chắn rằng bạn ghi nhớ hoặc lưu trữ thông tin đăng nhập một cách an toàn sau khi thực hiện các thay đổi này!
3. Services
Trên Linux, có rất nhiều dịch vụ khác nhau đang chạy, và nếu bạn không biết và vô tình cài đặt một dịch vụ có lỗ hổng bảo mật hoặc cài một dịch vụ không đảm bảo an toàn, điều này làm cho các hacker dễ dàng khai thác.
Ví dụ như các lỗi liên quan đến Openssl hoặc Heartbleed. Vì vậy, việc lựa chọn cẩn thận các dịch vụ hoạt động trên VPS hoặc server là cực kỳ quan trọng. Để biết rõ dịch vụ nào đang chạy trên server của bạn, bạn có thể kiểm tra trực tiếp trên Server/VPS bằng lệnh:
service --status-all | grep 'running'
Để đảm bảo an toàn cho VPS của bạn, việc kiểm tra và quản lý các dịch vụ đang chạy là rất quan trọng. Dưới đây là quy trình chi tiết để xác định, dừng, và gỡ bỏ các dịch vụ không cần thiết:
Xác định rõ những dịch vụ nào cần thiết và dịch vụ nào là không cần thiết:
- Dịch vụ cần thiết: Những dịch vụ mà bạn biết là cần thiết cho hoạt động của ứng dụng hoặc hệ thống.
- Dịch vụ không cần thiết: Những dịch vụ không được sử dụng hoặc không liên quan đến nhu cầu hiện tại của bạn.
Sao lưu những dữ liệu quan trọng:
- Trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào, hãy sao lưu dữ liệu quan trọng. Bạn có thể sao lưu toàn bộ VPS và server hoặc chỉ sao lưu các tệp và cơ sở dữ liệu cần thiết.
Kiểm tra hoạt động của hệ thống:
- Sau khi dừng những dịch vụ không cần thiết, hãy theo dõi hệ thống thường xuyên trong một khoảng thời gian để đảm bảo rằng mọi thứ trên máy chủ vẫn hoạt động bình thường và không có vấn đề nào phát sinh.
Gỡ bỏ dịch vụ vĩnh viễn:
- Nếu sau một thời gian theo dõi mà bạn thấy rằng dịch vụ đó không ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống, bạn có thể gỡ bỏ nó vĩnh viễn.
Bằng cách thực hiện các bước trên, bạn có thể đảm bảo rằng chỉ những dịch vụ cần thiết mới hoạt động, từ đó nâng cao tính bảo mật và hiệu suất của VPS. Hãy luôn nhớ sao lưu dữ liệu trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào!
4. SSH, Telnet
Điểm khác biệt quan trọng giữa SSH và Telnet chính là mức độ bảo mật. Hầu hết người dùng hiện nay quản trị VPS hoặc server Linux thông qua SSH. Thường thì bạn sẽ sử dụng tài khoản do nhà cung cấp cấp hoặc tự tạo trên server của mình.
Tuy nhiên, trong một số tình huống, nếu máy tính cá nhân của bạn bị hack, VPS hoặc server của bạn cũng có thể bị ảnh hưởng. Để tránh tình trạng này và đảm bảo kết nối an toàn, bạn nên sử dụng SSH key thay vì mật khẩu. Phương pháp này không chỉ an toàn hơn mà còn giúp ngăn chặn việc lộ thông tin mật khẩu.
Để bảo vệ VPS và server khỏi các mối đe dọa bảo mật, bạn có thể áp dụng hai giải pháp sau:
Cách 1: Đổi Port SSH
Thay đổi cổng mặc định của dịch vụ SSH từ 22 sang một cổng khác giúp giảm thiểu nguy cơ bị tấn công từ các bot tự động giúp tăng khả năng password cao hơn.
Cài đặt phần mềm chống virus trên máy tính local để bảo vệ thông tin đăng nhập như: phần mềm Avast Free Antivirus là một lựa chọn tốt với nhiều tính năng bảo mật.
Cách 2: Sử dụng KEY SSH
Như đã nêu ở phần 1, hãy sử dụng cặp khóa SSH thay vì mật khẩu để đăng nhập vào VPS giúp tăng cường bảo mật.
Đảm bảo rằng file key được lưu trữ ở nơi an toàn và không chia sẻ với bất kỳ người nào khác.
5. Port
Port là một trong những khái niệm quen thuộc và dễ hiểu đối với những ai làm quản trị hệ thống. Các port phổ biến như 80 HTTP, 8080 HTTPS, 21 FTP, 22 SSH, 53 DNS, và 3306 MySQL… thường được mở sẵn theo mặc định.
Tuy nhiên, việc mở những port không cần thiết có thể tạo ra lỗ hổng bảo mật. Để kiểm soát vấn đề này, Firewall thường đóng vai trò quản lý các port và đảm bảo an toàn cho hệ thống.
Để kiểm tra các port đang mở trên VPS hoặc server của bạn, bạn có thể sử dụng công cụ kiểm tra qua liên kết sau: http://mxtoolbox.com/PortScan.aspx.
Hãy kiểm tra từng dịch vụ đang chạy trên server của bạn để xác định dịch vụ nào sử dụng port nào, và những port nào hiện đang được mở. Nếu bạn đang sử dụng tường lửa, hãy đảm bảo rằng cấu hình đã được thiết lập chính xác.
Các port không cần thiết nên được chặn lại, trong khi các port cần thiết có thể mở ra. Trên Linux, dịch vụ Iptable thông qua tường lửa rất hiệu quả để giúp bạn quản lý việc này.
Việc bảo mật VPS Linux có thể được cải thiện một cách dễ dàng chỉ với 5 cách cơ bản. Từ việc đổi port SSH, sử dụng key SSH, quản lý mật khẩu và người dùng đến kiểm soát các dịch vụ và port, tất cả đều giúp hệ thống của bạn an toàn hơn.
InterData.vn mang đến các giải pháp máy chủ chất lượng cao như: thuê Server, thuê Cloud Server, thuê VPS Windows, VPS Linux và thuê Hosting. Với hạ tầng phần cứng mới nhất sử dụng bộ vi xử lý AMD EPYC Gen3 cùng NVMe U.2, đảm bảo hiệu suất vượt trội và tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh chóng. Khách hàng sẽ được trải nghiệm dịch vụ ổn định với uptime lên đến 99.99% và hỗ trợ kỹ thuật 24/7/365.
InterData
- Website: Interdata.vn
- Hotline 24/24: 1900-636822
- Email: [email protected]
- VPĐD: 240 Nguyễn Đình Chính, P.11. Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
- VPGD: Số 211 Đường số 5, KĐT Lakeview City, P. An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh